Hãy cùng Trung tâm tư vấn tài chính kế toán ICT tìm hiểu dịch vụ chuyển giá là gì. Dịch vụ chuyển giá tại Hải Phòng thực hiện như thế nào?
Chuyển giá là gì?
Chuyển giá (hay còn gọi là giá chuyển đổi, giá chuyển) là việc thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn, góp vốn… các tài sản, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị kinh doanh, tổ chức hoặc cá nhân thuộc cùng một tập đoàn hoặc nhóm công ty có liên quan đến nhau- công ty liên kết với giá giao dịch thường khác so với giá thị trường tại thời điểm có phát sinh giao dịch.
Mục tiêu của chuyển giá:
Chuyển giá nhằm tối ưu số thuế phải nộp xét trong toàn hệ thống tập đoàn hoặc các công ty có liên quan đến nhau. Sở dĩ có việc này là do sự khác nhau về mức thuế tại các quốc gia khác nhau. Thậm chí trong cùng 1 quốc gia có sự ưu đãi về thuế của các dự án, các vùng miền, các ngành kinh doanh…
Chính sách thuế khác nhau nên xét về tổng thể các tập đoàn hay các nhóm công ty liên kết sẽ muốn làm giảm số thuế phải nộp ít nhất (xét về tổng thể). Tuy nhiên việc này lại dẫn đến số thuế phải nộp bị thất thu tại công ty kê khai mức thấp.
Đối tượng chuyển giá:
Đối tượng chuyển giá là các đơn vị kinh doanh thuộc cùng một tập đoàn hoặc nhóm công ty, đặc biệt là các đơn vị có hoạt động ở nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau. Các đơn vị này có thể là công ty mẹ (parent company), các công ty con (subsidiaries), các chi nhánh (branches), các đơn vị liên kết (affiliates) hoặc các đơn vị khác trong tập đoàn.
Việc chuyển giá có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như sản xuất, dịch vụ, bán lẻ, vận chuyển, công nghệ thông tin, năng lượng, và tài chính, v.v.
Nghị định Số: 132/2020/NĐ-CP
Điều 5: Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”
Tại sao phải làm Báo cáo chuyển giá?
Báo cáo chuyển giá là một báo cáo để doanh nghiệp tự lập khá phức tạp nếu bộ máy kế toán không mạnh.
Một điểm khó khăn nhất chính là việc thu thập dữ liệu để so sánh chứng minh giá giao dịch giữa các doanh nghiêp liên kết không có căn cứ đầy đủ. Việc này thường các công ty chuyên nghiệp như kiểm toán sẽ có đủ data này đáng tin cậy.
Các doanh nghiệp cần làm báo cáo chuyển giá để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế và pháp lý của quốc gia và quốc tế. Báo cáo chuyển giá cũng giúp các doanh nghiệp tránh được các rủi ro liên quan đến kiểm toán thuế và pháp lý. Ngoài ra, báo cáo chuyển giá cũng giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng công ty thành viên trong tập đoàn và quản lý các rủi ro tài chính.
Điều 18: Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có các quyền theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.
2. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:...
Dịch vụ chuyển giá tại Hải Phòng của Trung tâm ICT
Trung tâm ICT cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có dịch vụ chuyển giá.
Trung tâm ICT hợp tác với các công ty kiểm toán để cung cấp dịch vụ này một cách chuyên nghiệp.
Trung tâm ICT cam kết đem đến cho khách hàng các dịch vụ chuyển giá chất lượng cao với chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành nhanh chóng. Đồng thời, Trung tâm ICT cũng đảm bảo tính bảo mật và sự bảo vệ thông tin của khách hàng, đồng thời tôn trọng các quy định pháp luật về chuyển giá và thuế.
Các dịch vụ khác:
Dịch vụ kiểm toán
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: số 7 Nguyễn Trãi, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 0904166930 - 0225 3797995
Email: vuhongkhanh77@gmail.com
Facebook: Vũ Hồng Khanh